Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ rượu lớn nhất châu Á. Uống rượu trở thành một nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của người dân Hàn Quốc. Họ có thể uống rượu bất kể dịp nào, khi gặp một người mới quen hay hội ngộ những người bạn cũ, trong các buổi tiệc liên hoan công ty hay các dịp lễ tết…, rượu luôn là một thứ đồ uống không thể thiếu.
Nhiều quan điểm cho rằng việc người Hàn Quốc uống nhiều rượu bắt nguồn từ văn hóa cộng đồng của quốc gia này. Người Hàn đặc biệt coi trọng những mối quan hệ xã hội, do đó rượu trở thành một công cụ giúp tạo dựng các mối quan hệ trong các buổi tiệc. Mọi người tụ tập cùng nhau uống rượu, cạn ly và hô vang khẩu hiệu cũng là một hình thức vận động tinh thần hiệu quả, thể hiện quyết tâm và gia tăng sự đoàn kết. Một số ý kiến khác cũng cho rằng cuộc sống áp lực cũng là một nguyên nhân giải thích việc người Hàn thường tìm đến rượu như một thức uống giải sầu và xoa dịu những gánh nặng tinh thần, nhất là khi uống rượu một mình. Từng có câu nói rằng “khi uống rượu cùng nhiều người khác thì nỗi buồn và phiền muộn vốn có sẽ được chuyển hóa thành hạnh phúc và vui vẻ”.
Trong văn hóa Hàn Quốc, uống rượu là để làm quen, hiểu và gần gũi nhau hơn. Khi ai đó mời bạn một ly rượu có nghĩa là họ sẵn sàng nghe bạn nói. Còn khi uống rượu 1 mình hay uống bia 1 mình có nghĩa là bạn đang cô đơn. “Ganbae” là câu nói quen thuộc mà bạn nhất định phải biết nếu muốn học cách mời rượu của người Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, từ này có nghĩa là cạn chén với ý muốn chúc nhau uống cạn chén rượu đó.
Văn hóa uống rượu là một nét văn hóa độc đáo của người Hàn Quốc không chỉ phổ biến trong đời sống thường ngày, mà còn được phản ánh sinh động và quảng bá qua phim ảnh.Bạn có thể bắt gặp văn hóa uống rượu xuất hiện trong hầu hết các bộ phim Hàn Quốc.
Rượu Soju – niềm tự hào của Hàn Quốc
Soju (소주) là một loại rượu gạo Hàn Quốc đặc trưng, được mệnh danh là thức uống toàn dân – niềm tự hào của người dân Hàn. Rượu Soju trải qua bề dày lịch sử truyền thống với tuổi đời hơn 700 năm, bắt đầu từ thời kỳ Mông Cổ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, tức khoảng năm 1300 sau công nguyên. Bởi ý nghĩa văn hóa lớn như vậy nên Soju được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và dần được yêu thích tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Đồng thời, người Hàn là thức uống phổ biến một phần là vì rượu soju giá thành rẻ, vị ngọt nhẹ dễ uống. Nguyên liệu chính để tạo ra loại rượu này là gạo, kết hợp cùng một số loại ngũ cốc khác như lúa mạch, ngô, khoai hay bột sắn… Ngoài ra, còn có tên các loại rượu phổ biến khác như rượu sâm, rượu mơ Hàn Quốc…
Sự phát triển và những thay đổi trong văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc
Theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu vào năm 2017, Hàn Quốc đứng hạng 1/44 quốc gia được khảo sát về số lượng rượu trung bình mỗi người Hàn uống lên đến 13.7 ly/ tuần. Ngoài ra, một thống kê khác tìm hiểu văn hóa rượu Hàn Quốc đã chỉ ra rằng trong năm 2017 có 3,6 tỷ chai rượu soju đã được tiêu thụ. Điều này có nghĩa trung bình mỗi người trưởng thành uống khoảng 87 chai soju mỗi năm, một con số ấn tượng.
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội cũng đưa tới những sự thay đổi trong văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Hạn chế tình trạng ép rượu
Theo số liệu của nhiều nghiên cứu tìm hiểu văn hóa rượu Hàn Quốc trong vòng 10 năm trở lại đây, văn hóa uống rượu đang ngày càng được cải thiện một cách tích cực, đặc biệt là trong môi trường đại học. Tình trạng ép rượu tuy vẫn còn, nhưng đã có xu hướng giảm. Đồng thời, tần suất uống rượu trung bình hàng tháng của sinh viên cũng giảm còn một nửa (từ 10.6 lần xuống 5.4 lần/tháng). Những buổi tiệc rượu giờ đây không còn là nỗi ám ảnh mà đang dần trở về mục đích một buổi xã giao, tạo dựng mối quan hệ thuần túy.
Kết hợp cùng nhiều trò chơi thú vị
Hiện nay, không còn chỉ là ngồi uống rượu đơn thuần, mà trong những bữa hội họp tiệc tùng, người Hàn Quốc thường xuyên tổ chức các trò chơi uống rượu để làm gia tăng không khí bữa tiệc, đặc biệt là những người trẻ. Những trò chơi được yêu thích có thể kể đến như Baskin Robbins 31, Sonbyeogho, Titanic… Kết thúc mỗi trò chơi, hình phạt thường là phạt rượu hoặc bị đánh vào lưng.
Đa dạng các loại đồ uống hơn
Nhu cầu sử dụng rượu trong các buổi tiệc gia tăng đưa tới những sáng tạo trong nhiều loại rượu khác nhau phù hợp với khẩu vị của từng người, thay vì chỉ mỗi Soju như trước. Nổi bật là nhiều loại đồ uống Hàn Quốc cocktail như “poktanju” (폭탄주 – bomb drink). Một số loại “poktanju” phổ biến như “somaek” (소맥), kết hợp giữa rượu soju (소주) và bia (맥주) hay “kojingamlae” (고진감래주), kết hợp giữa rượu soju (소주), bia (맥주) và nước ngọt (콜라). Tuy uống những loại “poktanju” này dễ say hơn, nhưng hương vị độc đáo của nó lại được nhiều người ưa chuộng.
Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc
Tìm hiểu về văn hóa rượu là cần thiết nếu bạn có ý định sinh sống, học tập và làm việc tại xứ sở này. Vì thế, hàng loạt các từ khóa được nhiều người tìm kiếm như cách mời rượu hay, bai hat uong ruou, 10 điều ăn nhậu, ảnh rượu và hoa, ruou van, ruou Hàn Quốc, rượu sâm Hàn Quốc giá bao nhiêu, tro choi pha ruou, uống rượu giao bôi, bài ca uống rượu, lời chúc rượu hay, những câu mời rượu hay…
Đối với người dân xứ sở kimchi, uống rượu không chỉ là một hình thức xã giao phổ biến, mà còn là một nét văn hoá độc đáo được truyền lại và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trên mọi bàn tiệc thường không thể thiếu các loại đồ uống có cồn này, thứ làm nóng bầu không khí hay cầu nối tạo dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp. Do đó, người Hàn Quốc có những nghi thức và quy định riêng về việc uống rượu, trong đó đặc biệt coi trong quan hệ thứ bậc trên bàn rượu.
Hiểu rõ vai vế
Tìm hiểu văn hóa rượu Hàn Quốc, bạn nhất định không thể bỏ qua quan hệ thứ bậc trên bàn rượu. Tôn trọng tuổi tác của mọi người là một quy tắc bắt buộc của người Hàn Quốc trên mọi bàn tiệc. Vì vậy, trong đầu mỗi buổi tiệc, các thành viên tham gia thường hỏi tuổi nhau trước khi bắt đầu uống như một phép lịch sự để xác định vai vế và cách xưng hô phù hợp.
Những người ít tuổi hơn hoặc vai vế thấp hơn sẽ phải sử dụng kính ngữ trong câu nói với những người cao tuổi hoặc có vai vế cao hơn mình nhằm thể hiện sự kính trọng và vị trí cốc rượu cũng được để theo thứ tự vai vế này. Chính thứ bậc này cũng là yếu tố quan trọng quyết định cách hành xử phù hợp của mỗi cá nhân.
Không bao giờ tự rót rượu
Khác với văn hóa uống rượu một người rót cho tất cả tại Việt Nam, ở Hàn Quốc, mọi người thường rót rượu cho nhau. Tại Việt Nam, người rót rượu cho tất cả mọi người thường là người trẻ tuổi hoặc có vai vế thấp nhất trên bàn rượu. Còn tại Hàn, người trẻ hay người có vai vế thấp sẽ rót rượu đầu tiên với tư thế: Lưng thẳng, tay không thuận đặt lên ngực hoặc đỡ khuỷu tay thuận rót rượu để tỏ lòng kính trọng với mọi người còn lại.
Dùng hai tay khi rót rượu
Trong văn hoá Hàn Quốc, việc dùng hai tay để đưa hay nhận đồ vật được xem là hành động lịch sự, bày tỏ lòng kính trọng. Do đó, người trẻ rót rượu cho người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn thì phải cầm bình rượu bằng hai tay. Ngược lại, nếu uống rượu hay uống bia bằng chén, người trẻ được người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn rót rượu cho thì người đó phải giữ chén bằng cả hai tay. Còn với bạn bè, những thứ bậc xã hội như nhau, thì không bắt buộc phải dùng hai tay khi châm hay nhận rượu. Văn hóa này gần như hiện hữu tại hầu hết các nước phương Đông không riêng gì người Hàn, trong đó có cả Việt Nam.
Không rót vào ly rượu uống dở
Tìm hiểu văn hóa rượu Hàn Quốc, người Hàn thường có thói quen uống cạn phần rượu trong ly trước khi nhận thêm rượu mới. Câu nói quen thuộc trong bàn tiệc mà các bạn có thể thấy trong các bộ phim Hàn là “원샷” (oneshot), đây là cách cổ vũ mọi người uống hết ly rượu của họ bằng một hớp duy nhất.
Xoay người khi uống rượu
Điều đặc biệt nhất tại Hàn là quy tắc xoay người khi uống rượu. Khi ngồi uống với người lớn tuổi hay người có vai vế cao hơn mình, chúng ta cần xoay người sang một bên khác, có thể là bên trái hoặc phải tùy bên thuận của mỗi người để thể hiện hành động kính trọng. Bên cạnh đó, khi xoay người uống chúng ta cần dùng một tay để che miệng. Nếu uống rượu đối mặt với người lớn được coi là hành động bất kính tại nơi này.
Tuy nhiên, nếu chỉ là bạn bè thân thiết hay những người bằng vai vế với nhau, chúng ta có thể không cần xoay người hay che miệng để tăng tình cảm vầ gắn kết với nhau hơn.
Không bỏ đá vào rượu
Không bỏ đá vào rượu là một nét khác biệt trong văn hóa sử dụng rượu bia giữa người Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khi những cốc bia ngập đá lạnh là thứ đồ uống yêu thích đánh tan cái nóng mùa hè của người Việt, thì người Hàn Quốc lại thường không thích bỏ trực tiếp đá vào ly rượu hay cốc bia bởi cho rằng đá sẽ khiến rượu bị nhạt. Do đó, người Hàn có sở thích uống rượu soju được ướp lạnh để cảm nhận mùi vị nguyên bản của rượu.
Lắc chai cho sành điệu
Lắc chai rượu trước khi uống là hành động phổ biến mà bạn có thể thấy trong các bộ phim Hàn Quốc. Thực tế, trong các buổi gặp mặt bạn bè thân thiết, người Hàn cũng thường lắc mạnh chai soju trước khi uống nhằm tăng mùi vị lên mức cao nhất, sau đó vỗ nhẹ vào cổ chai để dễ dàng mở nắp. Tuy nhiên, một lưu ý cần nhớ đối với văn hóa này là không nên biểu diễn khi uống cùng người lớn tuổi hay người mới gặp.
Vừa uống vừa nhắm
Nét độc đáo khác trong văn hóa rượu Hàn Quốc là sự xuất hiện của anju (những món nhắm khi uống rượu). Thậm chí, các quán rượu ở Hàn còn bán đồ nhắm rượu (안주) đắt hơn nhiều so với rượu Soju hay bia.
Tìm hiểu văn hóa rượu Hàn Quốc chính là tìm hiểu những giá trị truyền thống của đất nước đó. Mong rằng bạn sẽ có cơ hội để chính mình trải nghiệm những văn hóa độc đáo từ chính người dân địa phương nơi đây.